Bàn chân khoèo
Bàn chân khoèo

Bàn chân khoèo

Bàn chân khoèo là một dị tật bẩm sinh trong đó một hoặc cả hai bàn chân bị xoay vào trongxuống dưới. [1] [2] Bàn chân và chân bị ảnh hưởng có thể nhỏ hơn bàn chân còn lại. [1] Khoảng 50% trường hợp bàn chân khoèo ảnh hưởng đến cả hai chân. [1] [5] Hầu hết trường hợp, nó không xuất hiện cùng các bệnh lý khác. [1] Nếu không điều trị, bàn chân vẫn cứ biến dạng, bệnh nhân đi bằng cạnh bàn chân. [3] Việc này dẫn đến đau chân và khó khăn khi đi lại. [6]Nguyên nhân chính xác thường không được tìm ra. [1] [3] Cả yếu tố di truyền và môi trường được cho là có liên quan. [1] [3] Nếu một bé trong cặp song sinh cùng trứng bị bệnh, có 33% nguy cơ bé còn lại cũng bị như vậy. [1] Cơ chế bệnh liên quan đến sự gián đoạn các hoặc mô liên kết của chi dưới, dẫn đến co rút khớp. [1] [7] Các bất thường khác có xuất độ 20%, trong đó phổ biến nhất là khoèo khớp ngoại biên và giãn màng tủy . [1] [3] Có thể chẩn đoán được bệnh khi sinh bằng cách khám hoặc trước khi sinh trong khi siêu âm thai . [1] [3]Điều trị ban đầu chủ yếu bằng phương pháp Ponseti . [1] Phương pháp này gồm chỉnh bàn chân cải thiện vị trí rồi bó bột chân, lặp lại nhiều lần cách nhau một tuần. [1] Khi góc uốn vào trong được cải thiện, thường sẽ cắt gân gót và đeo nẹp chỉnh hình đến 4 tuổi. [1] Khởi đầu nẹp được đeo gần như liên tục và sau đó chỉ đeo vào ban đêm. [1] Trong khoảng 20% trường hợp vẫn cần phải phẫu thuật thêm. [1]Tỷ lệ bàn chân khoèo là từ 1 đến 4 ca trong số 1.000 ca sinh sống, là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất ảnh hưởng đến chân. [5] [3] [6] Khoảng 80% trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi có điều kiện y tế hạn chế. [5] Bàn chân khoèo có tỷ lệ cao hơn ở con đầu lòng và nam giới. [1] [5] [6] Phổ biến hơn ở người Maori, và ít phổ biến hơn ở dân số Trung Quốc . [3]

Bàn chân khoèo

Tình trạng tương tự Bệnh khép xương bàn[4]
Tần suất Từ 1 đến 4 trên 1,000[3]
Tiên lượng Tốt khi điều trị đúng cách[3]
Triệu chứng Bàn chân bị xoay vào trong và xuống dưới[2]
Phương thức chẩn đoán Thăm khám, Siêu âm thai[1][3]
Điều trị Phương pháp Ponseti (nắn chỉnh, bó bột, cắt gân gót, nẹp), phương pháp kiểu Pháp, phẫu thuật[1][3]
Nguyên nhân Không rõ[1]
Khoa Chỉnh hình, chi dưới
Khởi phát thường gặp Trong thai kỳ sớm[1]
Các yếu tố nguy cơ Di truyền, mẹ là người hút thuốc lá, nam giới[1] chủng tộc
Đồng nghĩa Dị tật bàn chân khoèo, dị tật bẩm sinh bàn chân thuổng vẹo trong (CTEV)[1]